Liệu pháp Tự Thôi Miên (Tĩnh Trí) - Phần II

Phép “Rung khớp” của Việt y cổ truyền là tổ hợp các động tác: Lắc tay; Lắc cổ: Lắc vai, Lắc hông, Lắc thân, Bẹo tai, Ép cánh mũi,vỗ lưng vỗ đùi..…Tổ hợp các động tác làm cho con người nóng ran và Trường Sinh sẽ mạnh lên. Đối chiếu với thành tựu khoa học hiện đại nghiên cứu về cơ thể người thấy rõ người Việt cổ bằng kinh nghiệm thực tiễn đã làm được những việc mà khoa học mãi sau này mới phát hiện ra. Phép “Rung Khớp” chính là kích hoạt Hệ vận động của cơ thể người. Chúng ta cần nhận biết Hệ vận động để lý giải “Trường Sinh học” được sinh ra từ sự hoạt động của Hệ Vận đông.

Hệ vận động người gồm có bộ xương - khớp và hệ cơ, hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh. Xương gồm 206 chiếc, dài ngắn khác nhau, hợp lại tạo thành bộ xương nâng đỡ cơ thể, che chở cho các nội quan khỏi những chấn thương lí học. Hệ cơ gồm khoảng 600 cơ tạo thành, là những cơ vân (hay cơ xương) bám vào hai đầu xương giúp cho cơ thể cử động. Nhờ hệ vận động mà cơ thể ta có hình dạng nhất định, thể hiện được những động tác lao động, biểu lộ được những cảm xúc của mình. Trải qua thời kì dài tiến hóa, hệ vận động người được coi là tiến hóa nhất trong sinh giới nói chung và giới Động vật nói riêng.

Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm xương ức, xương sườn vàxương sống) và xương chi (xương chi trên - tay và xương chi dưới - chân). Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương ở người trưởng thành, dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại ở các khớp xương. Trong bộ xương còn có nhiều phần sụn. Khối xương sọ ở người gồm 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là vũ khí tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ, Cột sống gồm 33 - 34 đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương ức tạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.

Bí ẩn của sự sống ẩn chứa trong các loại Xương : 

Căn cứ vào hình dạng cấu tạo, người ta phân biệt 3 loại xương là:

Xương dài: hình ống, giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em và chứa mỡ vàng ở người trưởng thành như xương ống tay, xương đùi, xương cẳng chân,... Loại xương này có nhiều nhất.
Xương ngắn: kích thước ngắn, chẳng hạng như xương đốt sống, xương cổ chân, cổ tay,...
Xương dẹt: hình bản dẹt, mỏng như xương bả vai, xương cánh chậu, các xương sọ.
Cấu tạo và tính chất của xương

Cấu tạo và sự phát triển của xương.

Cấu tạo và chức năng của xương dài: Hai đầu xương là mô xương xốp có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung, phân tán lực tác động và tạo ô chứa tủy đỏ xương. Bọc hai đầu xương là lớp sụn để giảm ma sát trong đầu xương. Đoạn giữa là thân xương. Thân xương hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng, mô xương cứng vàkhoang xương. Màng xương giúp xương phát triển về bề ngang. Mô xương cứng chịu lực, đảm bảo tính vững chắc choxương. Khoang xương chứa tủy xương, ở trẻ em là tuỷ đỏ sinh hồng cầu; ở người trưởng thành tủy đỏ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng.
Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt: xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống, bên ngoài là mô xương cứng, bên trong lớp mô xương cứng là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và hốc trống nhỏ (như mô xương xốp ở đầu xương dài) chứa tủy đỏ.

Xương to ra về chiều ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy tế bào cũ vào trong rồi hóa xương. Xương dài ra là nhờ quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng. Ở tuổi thiếu niên xương phát triển nhanh. Đến 18 - 20 tuổi ở nữ hoặc 20 - 25 tuổi đối với nam xương phát triển chậm lại. Ở người trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương, vì thế người không cao thêm. Người già xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương người già xốp giòn và dễ gãy và nếu gãy thì xương phục hồi rất chậm, không chắc chắn.

Thành phần hóa học và tính chất của xương

Xương có hai đặc tính cơ bản: mềm dẻo và bền chắc. Nhờ tính mềm dẻo nên xương có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác động vào cơ thể, nhờ tính bền chắc mà bộ xương có thể nâng đỡ cơ thể. Độ bền chắc của xương người trưởng thành có thể gấp 30 lần so với loại gạch tốt. Sở dĩ xương có được hai tính chất trên là nhờ vào thành phần hóa học. Xương được cấu tạo từ 2 chất chính: một loại chất hữu cơ gọi là cốt giao và một số chất vô cơ là các muối can-xi. Chất khoáng làm cho xương bền chắc, cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo. Tỉ lệ cốt giao thay đổi tùy theo tuổi. Trong xương người trưởng thành, cốt giao chiếm 1/3 còn các muối can-xi chiếm khoảng 2/3. Nếu ta đem tách riêng hai chất này thì xương không đạt đủ hai đặc tính trên.

Linh hồn của Bộ Xương là Tủy xương

Tủy Xương là loại mô ở giữa hầu hết các xương. Đó là nơi sản xuất các loại tế bào máu.

Tủy xương có hai loại tế bào gốc gồm các tế bào tạo máu (nguồn gốc của 3 loại tế bào máu) và các tế bào nền (sản xuất mỡ, sụn và xương). Các tế bào nền gốc còn có khả năng biệt hóa thành nhiều loại mô khác nhau, kể cả mô thần kinh. Các tế bào máu gốc tạo ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Trong tủy xương, phần mô tại nơi hình thành các tế bào máu gốc đa năng được gọi là mô tủy.

Có hai loại tủy xương: tủy đỏ và tủy vàng. Tủy đỏ là nơi hoạt động tạo máu diễn ra tích cực. Ở trẻ em, tất cả các xương đều chứa tủy đỏ. Tuy nhiên ở người lớn, hoạt động tạo máu chỉ xảy ra chủ yếu tại các xương dẹt, và tủy đỏ ở nhiều xương được thay bằng tủy vàng. Tủy vàng có cấu trúc là mô mỡ và mô liên kết, không còn khả năng tạo máu. Tủy vàng có khả năng quay trở lại thành tủy đỏ trong trường hợp cần thiết.

Nối các xương thành Bộ xương là Hệ Cơ Xương.Cơ bám vào xương, dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh, cơ co làm cho xương cử động, vì vậy các cơ này gọi là cơ xương (còn gọi là cơ vân). Cơ thể người có khoảng 600 cơ tạo thành hệ cơ, chưa kể đến các cơ vận động nội tạng (cơ tạng hay cơ trơn) và cơ vận động tim (cơ tim). Tùy vị trí trên cơ thể và tùy chức năng mà cơ có hình dạng khác nhau: hình tấm, hình lông chim, nhiều đầu hay nhiều thân,... điển hình nhất là bắp cơ (vẫn quen gọi là con chuột) ở cánh tay có hình thoi dài.

Cấu tạo và tính chất của cơ

 

 

Cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ

 

Cấu tạo bắp cơ, bó cơ, sợi cơ, tơ cơ và đơn vị cấu trúc sợi cơ

Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) nắm dọc theo chiều dài bắp cơ. Hai đầu bắp cơ thuôn lại, dài ra thành gân bám vào các xương qua khớp, phần giữa phình to gọi là bụng cơ. Bắp cơ càng khỏe, bũng cơ càng phình làm nổi lên cơ bắp. Trong bắp cơ có nhiều mạch máu và dây thần kinh, chia thành nhiều nhánh nhỏ đi đến từng sợi cơ. Nhờ thế mà cơ tiếp nhận được chất dinh dưỡng và các kích thích. Mỗi sợi cơ là một tế bào cơ dài 10 – 12 cm, có màng sinh chất, chất tế bào và nhiều nhân hình bầu dục. Trong chất tế bào có nhiều tơ cơ nhỏ nằm song song. Mỗi tơ cơ gồm những đoạn màu sáng và màu sẫm nằm xen kẽ nhau tạo thành vân ngang, đó là các đĩa sáng và đĩa tối. Tơ cơ có hai loại là tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau. Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất. Giới hạn giữa tơ cơ dày và tơ cơ mảnh giữa hai tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ (còn gọi là tiết cơ).

Sự co cơ: Co cơ là hiện tượng các cơ trong cơ thể co hoặc giãn dưới các tác động khác nhau của các dạng năng lượng sinh hóa, cơ học,... trong cơ thể con người hoặc động vật. Quá trình co cơ này liên quan mật thiết tới việc tìm hiểu nguyên lý vận động của hệ thống cơ của các đối tượng động vật hoặc con người. Nghiên cứu về hiện tượng co cơ có thể giải thích được một lượng lớn các yếu tố liên quan tới năng lượng vận động, các chuyển hóa hoá học nhằm giải thích các hiện tượng sinh lý học trong cơ thể con người. Nghiên cứu về co cơ có liên quan mật thiết tới sinh lý cơ trong cơ thể.

Hiện nay, rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới tìm ra các phương pháp khác nhau để tìm hiểu các cơ cấu phân tử của quá trình co cơ bởi đây là nền tảng cơ sở để giải thích các hiện tượng khác. Các nghiên cứu này có thể được thực hiện bằng một số cách sau:

  • Nghiên cứu trực tiếp trên cơ thể toàn vẹn (in vivo).
  • Nghiên cứu một cơ quan bằng cách tách rời cơ quan hoặc bộ phận ra khỏi mối liên hệ thần kinh với cơ thể toàn vẹn nhưng vẫn giữ nguyên sự nuôi dưỡng thông qua các mạch máu (in situ).
  • Có thể nghiên cứu bằng cách tách rời một cơ quan, cơ thể hoặc tế bào ra khỏi cơ thể và nuôi dưỡng trong điều kiện dinh dưỡng và nhiệt độ giống như trong môi trường cơ thể động vật hoặc cơ thể người (in vitro).

Với 3 phương pháp thực nghiệm trên kết hợp với việc sử dụng các dụng cụ đo lường điện tử và quan sát khác nhau và việc thay đổi các tác nhân tác động về cơ học, lý học, hóa học, các điều kiện về môi trường,... các nhà nghiên cứu có thể quan sát được các hoạt động chức năng, những thay đổi chức năng của các cấu trúc cơ trong cơ thể nhằm từ đó tìm hiểu được các cơ chế hoạt động, các ưu điểm, nhược điểm của các tác động và đưa ra các kiến giải hợp lý cho các quá trình thay đổi đó.

Điều muốn nói quan trọng nhất là: Rung Khớp.

Các khớp xương

Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp xương. Có ba loại khớp là: khớp động như các khớp ở tay, chân; khớp bán động như khớp các đốt sống và khớp bất động như khớp ở hộp sọ.

Khớp động là loại khớp cử động dễ dàng và phổ biến nhất trong cơ thể người như khớp xương đùi và xương chày, khớp xương cánh chậu và xương đùi. Mặt khớp ở mỗi xương có một lớp sụn trơn, bóng và đàn hồi, có tác dụng làm giảm sự cọ xát giữa hai đầu xương. Giữa khớp có một bao đệm chứa đầy chất dịch nhầy do thành bao tiết ra gọi là bao hoạt dịch. Bên ngoài khớp động là những dây chằng dai và đàn hồi, đi từ đầu xương này qua đầu xương kia làm thành bao kín để bọc hai đầu xương lại. Nhờ cấu tạo đó mà loại khớp này cử động dễ dàng. Khớp động phức tạp nhất trong cơ thể người là khớp gối.

Khớp bán động là loại khớp mà giữa hai đầu xương khớp với nhau thường có một đĩa sụn làm hạn chế cử động của khớp. Khớp bán động điển hình là khớp đốt sống, ngoài ra còn có khớp háng. Ở trẻ em, có xương mông và xương ấy...các đĩa sụn rất đàn hồi nên dễ uốn lưng mềm mại hay xoạc chân ra dễ dàng. Trái lại ở người trưởng thành và nhất là người già, các đĩa sụn dẹp lại làm cột sống khó cử động hơn, xoạc chân ra khó khăn.

Khớp bất động: Trong cơ thể có một số xương được khớp cố định với nhau, như xương hộp sọ và một số xương mặt. Các xương này khớp với nhau nhờ các răng cưa nhỏ hoặc do những mép xương lợp lên nhau kiểu vảy cá nên khi cơ co không làm khớp cử động. Giải phẫu học hiện đại không nhìn thấy sự vận động đặc biệt của các khớp này. Thực tế thì khớp hộp sọ và các khớp xương mặt liên tục vận động chưa bao giờ ngừng trong quá trình sống của cơ thể. Sự chuyểnđộng đó cũng theo quy luật Con Lắc với các bước cực ngắn làm nên hiện tượng Rung Khớp. Bằng cảm thụ trực giác các thày Lang Việt đã gọi sự chuyển động đó là “Rung Khớp” và được coi là căn cứ trọng tâm để hình thành và hoàn chỉnh “Thuyết Tĩnh trí” của Y Việt cổ truyền. (Trước khi các Khớp thực hiện các bước dài thì Khớp đó phải trải qua trạng thái “Rung Khớp”).

Bí ẩn của Trường Sinh Học Người được cất giữ trong bộ xương mà hành tủy là Trọng tâm của những bí ẩn đó. Khoa học hiện đại mới chỉ phát hiện  tủy sống là nơi khởi phát của hai loại tế bào Gốc tạo máu và các tế bào Nền tạo Mỡ, Sụn, và Xương. Điều kỳ diệu là các tế bào nền gốc còn có khả năng biệt hóa thành nhiều loại mô khác nhau, kể cả mô thần kinh. Các tế bào máu gốc tạo ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.Trong tủy xương, phần mô tại nơi hình thành các tế bào máu gốc đa năng được gọi là mô tủy. Có thể nói phát động cho Tủy sống hoạt động chính là phát động một sự sống mới lạ hơn sự sống đang có, Trường Sinh Học mới chỉ tỏa sáng khi các đầu Khớp rung động. Khi tất cả các đầu Khớp trong cơ thể người cùng rung lên theo một nhịp do Thầy Lang Việt kích hoạt sẽ tao ra lực sinh học cộng hưởng trong toàn cơ thể, một diễn thế sinh học hoàn toàn mới lạ sẽ xảy ra và kết quả của nó là sự Tĩnh Trí thành công. Chỉ báo của thành công đó là người bệnh trong cơn cao hứng đã biết Rung Đùi.

Để có thể kích hoạt bệnh nhân rung khớp, như đã nói ở trên ,Thầy Lang phải có Trường Sinh Học mạnh hơn Bệnh Nhân. Trường Sinh Học của Thầy Lang không phải nôị lực bẩm sinh mà do tu luyện mà thành. Tu luyện đến mức chỉ cần vung tay môt cái là xuất đươc chiêu  kính hoạt Rung Khớp mà người ngoài không thấy ông Thày phải khó nhọc gì. Một trong những  thủ pháp tu dưỡng bản lãnh của Thầy chữa là luyện khí công, nền tảng của nó là: Rung Khớp.

Thuật Rung Khớp của người Việt Cổ mà người Tàu học được biến báo ra thành cái gọi là “Dịch kinh Cân” của các Nhà sư Thiếu Lâm. Tuy nhiên, họ chỉ biết được có thuật “Lắc tay”, còn các thủ thuật Rung khớp khác thì không biết. Thày chữa cần trải qua một cuộc huấn luyện mới có thể năms bắt được thủ pháp này. Tôi xin giới thiệu nét chung khái lược về Thuật rung khớp , cụ thể là Thuật Lắc tay.

Đứng thẳng, hai chân dang ra song song ngang vai, các ngón chân bám chặt vào mặt đất, lỗ đít đóng kín bằng cách khép chặt mông; bụng dưới hơi thót, ngực hơi thu vào, vai xuôi tự nhiên, hai mắt khép hờ, đầu lưỡi chạm nướu răng trên, tâm ý hướng về vùng dưới Rốn 3 phân.  Hai cánh tay, bàn tay và các ngón tay duỗi thẳng tự nhiên. Hai cánh tay hơi cong ở khuỷu. Đưa hai cánh tay về phía trước, đồng thời hít vào. Dùng lực vẫy hai cánh tay ra phía sau đến hết tầm và thở ra. Khi hết tầm tay ra phía sau, hai cánh tay theo đà của lực quán tính trở về phía trước, đồng thời với hít vào. Sau đó lại tiếp tục vẫy tay ra phía sau. Một lần hít vào, một lần thở ra là một cái lắc tay. Làm liên tục nhiều cái. Người mới tập thì mỗi lần vẫy  500 cái một lần tập. Mỗi ngày có thể tập ba lần.

Nếu để thành Tài chữa bệnh thì mỗi lần tập phải thực hành từ 2.500 vẫy trở lên.Động tác lắc tay phải bền bỉ, đều đặn, nhẹ nhàng, linh hoạt. Không cần dùng sức mạnh để cố vẫy tay ra phía sau mà chỉ dùng sức bình thường, tương ứng với nhịp thở điều hòa của cơ thể. Việc nhíu lỗ đít và bám các đầu ngón chân xuống đất cũng vậy. Chỉ cần dùng sức vừa phải nhằm bảo đảm tâm lý thoải mái và thể lực dẻo dai để có thể thực hành đến hàng ngàn cái mỗi lần tập.

Động tác đưa tay về trước là do phản lực quán tính từ phía sau tạo nên. Tuyệt đối không dùng sức. Tầm tay phía trước không vượt quá thắt lưng. Trong suốt quá trình lắc tay, mặc dù cánh tay di động trước sau, nhưng phải luôn duy trì tình trạng thoải mái tự nhiên, cánh tay không gồng sức.Động tác hít thở phối hợp với lắc tay điều hòa và liên tục tác động vào các cơ ngực và thành bụng, nhất là cơ hoành, giúp xoa bóp các nội tạng, thúc đẩy sự vận hành khí huyết và tăng cường chức năng của các cơ quan. Nó cũng có tác dụng khai thông những bế tắc, ứ trệ trong kinh mạch hoặc tạng phủ. Những người tiêu hóa đình trệ sau khi thực hành khoảng 500-700 cái sẽ có trung tiện hoặc ợ hơi, có cảm giác dễ chịu rất rõ. Phất thủ liệu pháp là phương pháp đơn giản nhất để chữa bệnh đau dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa. Những trường hợp khí nghẽn, khí bế, khí uất do stress, bệnh tật hoặc do tập khí công sai lệch cũng có thể làm cho thông bằng phất thủ liệu pháp.

Ở phía trên, động tác hít thở và lắc tay kích hoạt huyệt Bách hội ở đỉnh đầu và Đại chùy ở giữa hai bả vai để thu thiên khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các đường kinh dương. Bách hội và Đại chùy đều là những điểm giao hội của các đường kinh dương và mạch Đốc.

Ở phía dưới, việc nhíu lỗ đít và bám các đầu ngón chân xuống mặt đất kích thích hai huyệt Trường cường và Hội âm ở hai bên hậu môn và tĩnh huyệt của các đường kinh âm. Quan trọng nhất là huyệt Dũng tuyền ở giữa lòng bàn chân và Ẩn bạch ở đầu ngoài móng ngón chân cái. Động tác này có tác dụng hấp thu địa khí, khai thông và tăng cường hoạt động của các âm kinh.
 

 

Thuật Rung Khớp Lắc Tay thực chất là phát động năng lượng Sinh học của Hệ thống Tam Tiêu ( Tam Tiêu không có hình thể cụ thể mà là một “Đường”  Khí – Khí Đạo- vô hình để dẫn thủy đạo cho toàn thân. Tam Tiêu có Thượng Tiêu, Trung Tiêu và Hạ Tiêu. Thượng tiêu ở trên vị quản chỉ có việc thu vào mà không dẫn ra. Trung Tiêu ở giữa Vị quản chủ về việc làm chín nát thức ăn. Hạ Tiêu ở đầu cuống rốn trên của Bàng quang chỉ có việc tiết ra mà không thu vào. Hệ thống Tam Tiêu chính là: Thượng Tiêu chủ về dẫn khí; Trung Tiêu chủ tiêu Thực; Hạ Tiêu chủ về lợi tiện). Lắc tay đã kích hoạt toàn bộ Khớp Cột sống Lưng, xương Sườn, xương Bả Vai, các Khớp xương Ngực; Hoành cách Mô… Thủ pháp Rung Khớp xương Đầu; Khớp xương Mặt, Vai, Gáy, vành Tai, Hốc Mũi,… là nhằm bổ khuyết những điểm khuất chưa được tác động tới.

Rung Khớp Lắc Tay Tam Tiêu là cách kích thích các đường kinh âm để sinh âm, bồi bổ âm khí. Chính tư thế của liệu pháp cũng bảo đảm nguyên tắc thượng hư hạ thực (như thư giãn phần vai, cứng chắc phần hạ bộ, bám các đầu ngón chân…)  Nguyên tắc này đòi hỏi người tập luôn giữ cho phần trên của cơ thể được thư giãn về hình, hư linh về ý. Ngược lại, phần dưới phải đầy đặn, cứng chắc nhằm đưa trung tâm lực của cơ thể dồn xuống. Bản l1ĩnh hiện hình qua trường Sinh học vượt trội khác thường của thày Lang

Có được bản lĩnh cao cường đó người Thày lang Việt luôn chế ước được tâm lý để  không bao giờ bị căng thẳng luôn bình thản trước mọi biến cố của Môi trường sống Cộng Đồng. Thày chữa rèn luyện lâu năm có thể phát công  lực bất cứ lúc nào chỉ bằng cử động thông thường người ngoài nhìn vào thấy Thầy chữa gần như không phải cố gắng gì.

Khi Trường sinh học của thầy chữa đã áp đảo Trương Sinh học của con bệnh thì người bệnh ở trạng thái vô ưu với  cảm giác trọng trường; cơ thể nhẹ bẫng và có cảm giác như đang bay lên. Lúc này trường Sinh học của thầy chữa đã quện vào trường Sinh học của người bệnh và tuân theo sự dẫn trí của thầy chữa.

2. Định Trí.

Trước khi đến với Thày chữa bệnh nhân luôn ở trong trạng thái phiêu du không thể tập trung vào một sự kiện nào đó tác động đến mình. Sống trong Cộng Đồng nhưng không hề giao tiếp với bất kỳ ai trong Cộng Đồng đó. Nếu có bị “đánh thức” thì sự liên hệ rất hời hợt, tạm bợ ép buộc không tự giác. Rung Khớp để tự thôi miên chính là đặt nện móng xây dựng lại mối quan hệ xã hội của người bệnh với Cộng Đồng. Về mặt Sinh học, tự thôi mien là đánh thức Cơ Địa nhận biết môi trường sống, gây dựng lại tập tính thích nghi của cơ thể với Môi trường sống.

Cơ thể người bệnh ở giai đoạn Dẫn trí chỉ còn 3 giác quan đang hoạt động hướng ngoại là :Thính giác; Khứu giác; Xúc giác. Hai giác quan còn lại là Thị giác và Vị giác chuyển về ướng nội, nghĩa chỉ nhìn thấy và cảm thấy cái bên trong của cơ thể. Giác quan hướng Ngoại mạnh nhất của người bệnh lúc này là Thính giác. Bằng Trường Sinh học của mình Thầy chữa dồn hết ý tưởng tạo nhịp sóng Âm thanh tác động vào con bệnh. Sóng âm thanh khi dồn dập, lúc khoan thai nhưng đều phải giữ cho giọng nói dịu dàng, bay bổng nhưng không được khác thường.

Thày chữa có thể chuyển tải thông tin cần thiết khích lệ người bệnh tư duy theo chiều tích cực: Yêu đời, Yêu cuộc sống, đánh thức những tình cảm thiêng liêng cao quý vốn có của người bệnh với người thân yêu nhất.Tùy từng Con Bệnh, Thầy chữa phải định vị được cho người bệnh nhận ra đâu là ý nghĩa đích thực của Cuộc sống Người. Đây chính là nội dụng Định trí.

Để làm được việc này Thầy chữa buộc phải có kiến thức của Nhà Tâm Lý Học và sự trải đời của nhà Xã Hội học. Khi tiến hành Định trí buộc Thầy chữa phải có sự hiểu biết hơn hẳn người bệnh mới có khả năng Định trí cho Bệnh nhân được. Định trí để giúp người bệnh tự thôi miên là thực hành Quy luật của nhận thức mang đặc tính Sinh học khác hoàn toàn với nhận thức mang tính Xã hội học. Quy luật nhận thức mang đặc tính Sinh học thực chất là Bài học “Tập quen” (phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiên) theo Học thuyết Páp Lốp tức là phải đi từ cưỡng bức để đến cái cần có là Tự giác. Toàn bộ nội dung Định Trí chính là ôn lại Bài học Tập quen đã diễn ra trong toàn bộ lịch sử tư duy của thân chủ; do đó, nội dung Định trí không được phép có “Tính Mới” của tư duy.

Trong kho tàng lịch sử tư duy của thân chủ luôn có trạng thái “Đắc chí”và Bất đắc chí” đan xen nhau, chúng không đơn giản là niềm Vui và nỗi Buồn thoáng qua mà là những kỷ niệm sâu sắc hằn vào tâm trí của thân chủ. Định trí là gợi nhớ những chiến tích thành công của thân chủ trong quá trình đã sống và lãng quên hoặc loại bỏ những kỷ niệm đau đớn của thân chủ. Định trí là làm sống lại những kỷ niệm tốt đẹp, niềm vui thành công trong quá khứ. Gợi nhớ những kỷ niệm tốt đẹp của thày chữa phải rất nhanh và chỉ mang tính gợi nhớ, còn toàn bộ sự nhớ lại là công việc của thân chủ.

Thân chủ đã qua giai đoạn Dẫn trí và đang ở  trong trạng thái nửa nổi nửa chìm giữa đời sống Thật và Hư ảo ( vì chỉ có 3 giác quan đang tiếp cận với Đời thật) sẽ nhẹ nhàng tiếp nhận Bài Học Tập quen để dấn thân sâu hơn vào kỷ niệm êm đềm. Nhưng đối với người đã dùng ma túy lâu ngày thì bắt buộc phải uống thuốc đủ liều “Tấn công” của bài thuốc tổng hợp: Phục thần – Tỉnh thần thì  mới có khả năng Định trí . Bài thuốc này có chức năng cơ bản là kết nối Trí Lực của Cơ Địa với Thể lực của Cơ địa đã bị Ma túy Đá làm cho chúng thoát ly nhau. Sự kết nối đó chính là lập lại chức năng sinh học hằng định của Lục Phủ Ngũ Tạng trong cơ thể của thân chủ.

Chức năng Sinh học hằng định của Lục Phủ Ngũ Tạng theo quan niệm của Y học thuần Việt là chúng luôn ở trọng trạng thái hoạt động đồng bộ đồng thời theo nhịp Sinh học của toàn cơ thể. Nếu chỉ một cơ quan hoạt động lỗi nhịp chung là ảnh hưởng tới sự sống của toàn cơ thể. Ví dụ: tự dưng Tim đập nhanh hơn hoặc thấp hơn nhịp hằng định là gây ra biết bao biến cố cho toàn cơ thể. Định trí vì thế được coi là khâu kiểm định hiệu quả của thuốc chữa chính xác nhất. 

Toàn bộ nội dung Định trí trong thuật tự thôi miên của Việt Y là do thân chủ tự giác thực hành, người thầy  chữa chỉ đóng vai trò hướng đạo, dẫn dụ qua thủ thuật Dẫn trí để thân chủ để “tự diễn biến hòa bình” trong tư duy đang được thiết lập trở lại. Diễn biến của của cuộc Định trí rất gay go quyết liệt, hàng giờ, hàng ngày ngay cả trong giấc ngủ cuộc đấu tranh để đưa người bệnh trở về “Thời xưa cũ”liên tục diễn ra nên cần có môi trường thuận lợi cho sự hồi tưởng, vai trò của gia đình và nhất là những người thân yêu nhất của Than chủ có vị trí quan trọng. Không được làm cho người bệnh nhớ lại những xung đột gia đình và không bao giờ trách cứ người bệnh đã sao vào vòng nghiện ngập, chỉ một cơn uất ức đột ngột ập đến là toàn bộ thành quả Định trí bị sụp đổ.

Thuật Định trí của Y học thuần Việt là giúp người mắc bệnh tâm thần “ nhớ lại và suy ngẫm” toàn bộ quãng đời đã qua trước khi mắc bệnh của mình. Vai trò của người Thầy chữa rất quan trọng trong khâu mở đầu Định trí, đó là những động cuối của giai đoạn Dẫn Trí. Khi người bệnh đang thiếp đi nếu được nghe thầy chữa gợi mở những tình tiết định trí về người thân của Bệnh nhân đã tạo nền móng cho hướng tư duy tích cực ở người bệnh. Định trí, ngoài ý nghĩa là một liệu pháp Y tế lâm sàng, Nó còn mang ý nghĩa Xã Hội Nhân Văn rất sâu sắc. Người bệnh có bản tính Ác, hung bạo nếu được chữa trị bằng phương pháp này sẽ trở nên hòa dịu hơn trước trong giao tiếp Cộng Đồng.

Tĩnh trí, đây là khâu cuối của thủ thuật Tự thôi miên. Ở khâu này người bệnh cần uống loại thuốc Tỉnh thần bổ xung để làm vững bền thêm những kết quả của chữa trị. Thực ra chữa trị bệnh nghiện chất ma túy Đá cần thời gian tối thiểu là 2 năm mới lành bệnh. Nhưng người bệnh chỉ điều trị đến khi thấy dễ chịu là bỏ thuốc không điều trị nữa. Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh tự ý dừng điều trị, nhưng chủ yếu là người bệnh chưa lường hết được sự tàn phá của ma túy Đá đổi với ngời đã dính vào nó. Sự điều trị nửa vời thấy đỡ là bỏ sẽ mang nhiều hệ lụy cho người mắc nghiện ở thời kỳ tương lai. Tĩnh trí là sự kiểm định sự tỉnh táo của cơ thể đối với biển đổi bất thường của môi trường sống là chỉ báo tổng thể để nhìn nhận Cơ Địa của người cai nghiện đã hồi phục hoàn toàn hay còn khiếm khuyết. Nếu người bệnh thỉnh thoảng lại thấy bồn chồn lo lắng vu vơ, tâm địa u ám là chỉ báo cơ thể chưa bằng an, cần điều trị  để bình tĩnh tâm trí lại.

Tĩnh trí được bắt đầu đồng thời với giai đoạn Định trí. Nếu sự Định trí được sự Tĩnh trí hỗ trợ thì thời gian hồi phục tâm tưởng của người bệnh sẽ nhanh hơn và bền vững hơn. Trong quá trình dẫn dụ để người bệnh tự thôi miên người Thày chữa quan sát tình trạng biến chuyển  tâm sinh lý của bệnh nhân để đưa ngay hoặc lùi lại tiến trình Tĩnh trí ở gia đoạn Định trí.

Tĩnh trí là một liệu pháp Y tế được Cơ sở Việt Y cổ truyền ứng dụng  sau cai nghiện ma túy Đá. Tính độc đáo của liệu pháp này là tự thân người cai nghiện lặng lẽ trong bình thản để sắp xếp lại lối sống của mình thông qua thuật tự thôi miên. Thôi miên tự thân nó là làm ngừng dòng suy tưởng vẩn vơ làm thoái chí hòa nhịp cuộc sống Cộng Đồng của người muốn cai nghiện một thứ gì đó là vật chất (Ma túy), hoặc phi vật chất (si mê cờ bạc chẳng hạn).Thủ thuật Tĩnh trí được hình thành dựa trên nền tảng khái niệm về “Không-Thời gian Tồn tục” trong ‘Không- Thời gian Biên niên”.

Để rộng đường nghiên cứu chúng ta  tham khảo ý kiến của nhà các nhà Triết học hiện đại, nổi bật là Henri Bergson  cha để của Thuyết Trực giác bàn về vấn đề này: “ Bergson đã suy nghĩ về kỳ gian/tồn tục (la dure’e) phân biệt với thời gian biên niên (le temps chronogique), phân biệt tính trừu tượng của thời gian biên niên với tính cụ thể của kỳ gian/tồn tục vốn là một sự sáng tạo liên tục, một sự phóng vọt không ngừng của những điều tân kỳ không ai có thể tiên liệu…Trong khi thời gian biên niên được giả định là tuyến tính và duy nhất, thì kỳ gian lại phức hợp, đa biệt, đàn hồi và đa điệu…Từ thế giới của hành động và của công việc, người ta có thể thoát ra hướng về thế giới tồn tục thuần túy của tự do- phơi mở bên kia hành động thực tiễn, bên kia những bộn bề công việc thương ngày”.( Remo Bodei: Triết học thế kỷ XX, nhà xuất bản Thời Đại, Hà nội ,năm 2011, tr 13).

Giải nghĩa học thuyết của Bergson chỉ bằng mấy trang viết là việc làm mạo hiểm, ở đây tôi chỉ có thể tóm tắt ý nghĩa đọan văn trên cho mục đích của bài viết này. Theo Bergson con người luôn tồn  tại đồng thời trong 2 loại Không- Thời gian: 1/ Không - Thời gian biểu kiến (thông thường), Bergson gọi tên là Thời gian biên niên; 2/ Không -Thời gian cảm nhận ( Trực giác) đã nếm trải thực tế trần tục của chủ thể , Bergson gọi tên là kỳ gian/ Tồn tục. Nhận thấy trong lịch sử sống của mỗi người thường được đo bằng Không- Thời gian biên niên (bao nhiêu tuổi) và ít khi đề cập đến anh ta đã sống thế nào; vậy mà, chất lượng sống của mỗi con người lại được ghi lại những trạng thái con người đó đã trải qua. Cho nên có thể nói cốt lõi hình thành đời sống của một con người chính là sự cảm nhận được kỳ gian/tồn tục của chủ thể. Thủ thuật Tính trí của Việt y cổ truyền là dung thủ pháp tự thôi miên để thân chủ nhớ lại những chặng đường của Không –Thời gian tồn tục của mình đã bị chất độc của ma túy hoặc một niềm tin ngộ nhận khiến thân chủ đã đánh mất minh. Tĩnh trí trong thôi miên là quá trình tìm lại cái tôi đã mất.

Tĩnh trí không chỉ là một liệu pháp Y tế hữu hiệu ngăn chặn hiện tượng tái nghiện mà còn là một giải pháp làm mới con người xưa cũ bước chân vào nghiện ngập. Nếu thầy chữa tế nhị dẫn dụ người bệnh làm quen đến độ thuần thục liệu pháp Tĩnh trí thì bảo đảm bệnh nhân của mình không bao giờ tái nghiện.

Hoàn thành trong tháng 4 và tháng 5 năm 2015
tại Cơ sở Việt Y cổ truyền.

Đối tác: Ngân hàng Agribank
Đối tác: Ngân hàng BIDV
Đối tác: Ngân hàng Vietinbank
Đối tác: Công ty thiết kế web ADC
Đối tác: Sông Đà Việt Đức